Nợ xấu là gì? Cách phân loại nợ xấu không phải ai cũng biết

Nợ xấu là gì? Cách phân loại nợ xấu không phải ai cũng biết

Rất nhiều khách hàng khi cần vay vốn thì bị các tổ chính tài chính báo nợ xấu, không thể vay được tiền. Đặc biệt, với rất nhiều doanh nghiệp, khi cần vay vốn ngân hàng thì không thể nào vay được, hết ngân hàng này từ chối đến ngân hàng khác từ chối. Vậy nợ xấu là gì? Tại sao bạn lại bị dính vào tình trạng nợ xấu? Bạn hãy tìm hiểu vấn đề này ngay dưới đây nhé!

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là khoản nợ mà người vay liên tục đóng, trả cho ngân hàng hay các tổ chức tín dụng trễ trên 90 ngày khi đã đến hạn thanh toán được cam kết trong hợp đồng. Khoản nợ này được ngân hàng phân loại từ nhóm 3 đến nhóm 5. Khi bị dính vào nợ xấu, khách hàng sẽ gặp khó khăn khi có nhu cầu vay vốn tại nhiều ngân hàng.

Phân loại các nhóm nợ xấu 

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn

Nhóm nợ đủ tiêu chuẩn tức là khả năng thanh toán rơi vào các trường hợp:

  • Thanh toán cả gốc và lãi đúng thời hạn cam kết.
  • Quá hạn thanh toán khoản vay tối đa 10 ngày. Khi bạn thanh toán trễ hạn từ 1 đến 10 ngày sẽ bị phạt thêm lãi, thường khoản phạt là 150%). 

Nhóm 2: Nợ cần chú ý

  • Khi khoản nợ đã vượt quá hạn thanh toán từ 10 đến 30 ngày.
  • Khoản nợ bị cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. 

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn

  • Khoản nợ đã quá hạn thanh toán trên hợp đồng từ 30 đến dưới 90 ngày.
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu bị quá hạn thanh toán dưới 30 ngày, tính theo thời hạn trả nợ đã được bên tài chính cơ cấu lại lần đầu.
  • Khoản vay được giảm hoặc miễn lãi. Do khách hàng không thể hay không đủ khả năng để trả lãi đầy đủ như trong hợp đồng tín dụng. 

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn

  • Khoản nợ đã quá hạn thanh toán từ 90 – dưới 180 ngày.
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu vượt quá 30 đến dưới 90 ngày. Tính theo thời hạn trả nợ được cơ cấu khoản vay lại lần đầu.
  • Khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn thanh toán lần thứ hai. 

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn

  • Các khoản nợ đã bị vượt quá hạn từ 180 ngày trở lên. Tình từ ngày thanh toán trong hợp đồng.
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu vượt quá 90 ngày trở lên, tính theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu.
  • Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai đã quá hạn tính theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại ở lần thứ hai.
  • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ ở lần thứ ba trở lên. Tính cả trường hợp chưa trễ hoặc đã trễ hạn.

Khi khách hàng bị rơi vào nhóm 3, 4, 5 sẽ rất khó để có thể vay tại các ngân hàng hay các tổ chức tín dụng. Các thông tin về lịch sử tín dụng vay vốn sẽ được ghi nhớ trên hệ thống dữ liệu trong khoảng 3 – 5 năm, kể từ thời điểm khách hàng đã trả đầy đủ cả gốc và lãi.  

Nếu khách hàng bị nợ xấu, khi làm hồ sơ vay tại các ngân hàng nước ngoài hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ không bao giờ được duyệt, dù làm với bất kỳ hình thức nào.

Không chỉ bị ảnh hưởng đến cá nhân người nợ xấu mà còn ảnh hưởng đến những người thân có cùng địa chỉ, cùng chung với sổ hộ khẩu. Do đó, bạn cần lưu ý để tránh rơi vào tình trạng này.

Phân loại các nhóm nợ xấu
Phân loại các nhóm nợ xấu

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng nợ xấu?

  • Bạn không thanh toán hoặc thanh toán chậm với thời hạn hợp đồng liên tục vài tháng trở lên.
  • Bị kiện do không thanh toán với cá nhân hay doanh nghiệp nào đó.
  • Không thanh toán đầy đủ và đúng hạn khi mua hàng trả góp.
  • Sử dụng thẻ tín dụng quá mức, mất khả năng thanh toán. Từ đó không thanh toán theo đúng thời hạn.
  • Quên hoặc không biết, không nắm rõ hợp đồng hoặc cố tình trễ hạn dẫn đến bị phạt.
  • Không chấp nhận khoản lãi đã vay, dẫn đến trường hợp cố tình đóng trễ.

Nợ xấu có vay vốn được không?

Trường hợp nợ xấu có vay vốn được hay không còn phụ thuộc vào bạn đang nơi vào nhóm nào. Từ đó, ngân hàng hoặc các tổ chức sẽ xem xét. Tuy nhiên, lịch sử tín dụng của khách hàng đã tham gia các khoản vay trước đó hoặc đang hiện hành sẽ được lưu lại và làm cơ sở để xem xét.

Xem thêm: Nợ xấu có mua trả góp được không?

Nhóm 1: Rơi vào nhóm này, ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ xem xét, căn cứ vào mức độ trả khoản vay quá hạn có thường xuyên hay không. Nếu bị trễ hạn liên tục trong nhiều tháng sẽ bị đánh giá là khả năng thanh toán không được tốt. Lúc này, bạn sẽ bị đưa vào nhóm 2.

Nợ xấu có vay vốn được ở ngân hàng không?
Nợ xấu có vay vốn được ở ngân hàng không?

Mọi ngân hàng, kể cả các tổ chức tín dụng sẽ không hỗ trợ cho vay nếu bạn rơi vào nhóm 3, 4, 5. Tuy nhiên, thực tế, khi bạn rơi vào nhóm 2 thì hầu như rất nhiều ngân hàng không thể duyệt hồ sơ vay của bạn nữa. Trường hợp này chỉ có những tổ chức tín dụng như FE Credit, Prudential Finance,… mới cho vay.

Bạn chỉ có thể vay tiếp tục trong khoảng 2 năm, kể từ ngày thanh toán hết khoản nợ. Tuy nhiên, với một số ngân hàng khắt khe cũng sẽ không bao giờ chấp nhận lịch sự tín dụng của bạn, không duyệt hồ sơ vay dù đã là quá khứ.

Cần làm gì để không dính vào nợ xấu?

  • Thanh toán đúng hạn theo hợp đồng đã cam kết.
  • Thanh toán đầy đủ chi phí sử dụng thẻ credit card.
  • Kiểm soát khả năng vay để tránh tình trạng nợ quá nhiều, mất khả năng thanh toán.
  • Thanh toán đầy đủ nợ đúng hạn cho các cá nhân hay doanh nghiệp nào đó để tránh bị kiện ra tòa.

Lời khuyên dành cho bạn

Để tránh bị rơi vào tình trạng nợ xấu, bạn hãy cân nhắc và tính toán xem mình phải trả bao nhiêu tiền một tháng, xem thử có phù hợp với thu nhập, có đáp ứng được khoản vay hay không. Nếu bạn cảm thấy khoản vay quá cao, hàng tháng không đủ tiền để thanh toán thì bạn không nên vay tiền.

Nếu bạn có lịch sử tín dụng không tốt, bạn nên ngừng trong khoảng 2 năm trở lên. Không nên cố gắng vay ở mọi nơi trong khi lịch sử bị dính nợ xấu. Dù bạn có cố gắng đến mấy thì các ngân hàng cũng sẽ không duyệt hồ sơ vay của bạn đâu nhé.

Nếu đã tham gia các khoản vay, bạn hãy chú ý thanh toán đầy đủ và đúng hạn khoản vay bằng mọi cách để không bị rơi vào tình trạng nợ xấu, ảnh hưởng đến những người thân có tên trong cùng sổ hộ khẩu.

Bạn hãy tìm tổ chức tín dụng uy tín. Thông thường, với những tổ chức hay ngân hàng hay gọi nhắc nợ sẽ tốt cho bạn, khi đó bạn sẽ thanh toán đúng hạn, tránh bị quên dẫn đến trễ hạn.

Tốt nhất bạn không bên vay hay mua trả góp hộ cho người khác. Nếu họ không thanh toán khoản nợ đúng hạn sẽ bị ảnh hưởng không tốt đến lịch sử tín dụng của bạn.

Nếu bạn có thắc mắc về khoản vay hay lãi suất, bạn hãy hỏi thật kỹ nhân viên để họ tư vấn rõ hơn. Chắc chắn rằng bạn đã thông suốt và đồng ý với khoản vay đó. Tránh trường hợp không hài lòng dẫn đến không thanh toán trễ hẹn.

Để tránh trường hợp bị trễ hạn, bạn hãy thanh toán trước ngày ghi trên hợp đồng 1 hoặc 2 ngày. Ngày ghi trên hợp đồng là ngày ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nhận được tiền. Rất nhiều khách hàng nhầm lẫn ngày ghi trên hợp đồng là ngày bắt đầu đóng, khi hệ thống bị lỗi hoặc quá lâu, tiền vào hệ thống không kịp ngày đó thì bạn sẽ bị trễ hạn.

Trường hợp nếu bạn không may bị mất nguồn thu nhập hoặc không có khả năng thanh toán theo đúng cam kết. Bạn hãy liên hệ ngay với ngân hàng hay tổ chức tín dụng để họ tư vấn, để tìm cho bạn giải pháp tối ưu nhất. Tuyệt đối không nên có suy nghĩ chấm dứt mọi liên lạc với ngân hàng, tổ chức. Bởi họ có đủ thông tin để kiện bạn ra tòa bất cứ khi nào.

Nếu có người thân tham gia các khoản vay hay trả góp nào đó, bạn hãy nhắc nhở họ thanh toán theo đúng thời hạn đã cam kết để tránh bị rơi vào tình trạng nợ xấu, ảnh hưởng không tốt đến lịch sử của họ và liên lụy đến bạn nữa nhé.

Như vậy, trên đây là những thông tin được chia sẻ. Hy vọng những nội dung trên sẽ giúp bạn hiểu được nợ xấu là gì. Từ đó, có quyết định và hành động đúng đắn khi vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng nhé.