Ký quỹ là gì và những lợi ích khi quyết định ký quỹ

Ký quỹ là gì và những lợi ích khi quyết định ký quỹ

Ngày nay khái niệm ký quỹ thường được nhắc nhiều trong lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp hoặc cá nhân nào đó muốn khởi nghiệp. Nếu bạn vẫn chưa biết gì về nó thì bài viết này sẽ giúp chúng ta hiểu được chính xác ký quỹ là gì và những lợi ích khi quyết định ký quỹ mà bạn cần nắm.

Vì sao mỗi khi nhà thầu ký được hợp đồng thi công với nhà đầu tư nào đó, hay một doanh nghiệp khi muốn bắt đầu kinh doanh ngành nghề nào đó đều có chung một thao tác ký quỹ? Liệu rằng nếu không thực hiện quy trình này có được hay không. Trước tiên mời bạn cùng tìm hiểu về khái niệm ký quỹ.

Ký quỹ là gì?

Trong Bộ luật dân sự 2015 tại khoản 1 điều 330 có định nghĩa về ký quỹ như sau: “Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.”

Thông thường mỗi công ty hoặc một cá nhân có nhu cầu ký quỹ sẽ đưa tài sản của mình có thể là tiền mặt hoặc tài sản có thể quy đổi thành tiền mặt có giá trị như trong bộ luật đã nêu rõ nhằm bảo lãnh cho doanh nghiệp hay cá nhân đó thực hiện dự án hoặc công việc nào đó. Những tài sản này sau khi đưa vào được ngân hàng theo dõi chặt chẽ và sẽ thu hồi khi thời hạn ký quỹ chấm dứt.


Các loại ký quỹ hiện nay?

Hiện nay tại các ngân hàng có nhiều loại ký quỹ đa dạng như sau.

Ký quỹ mở L/C

Vậy ký quỹ mở L/C là gì? Được viết tắt của cụm từ “Letter of Credit”, loại hình “thư tín dụng” này được ngân hàng đề xuất ra theo nhu cầu của người ký quỹ. Đồng thời cam kết đưa một số tiền tại một thời điểm được quy định rõ ràng cho người có nghĩa vụ khi họ đã xuất trình đầy đủ giấy tờ cần thiết có liên quan đến các điều kiện được đề cập trong thư tín dụng.

Ví dụ như bên A có một lô hàng và bên B muốn mua lô hàng đó nhưng số tiền thanh toán quá cao. Bên A lo sợ bên B sẽ không trả đủ tiền và bên B không muốn chủ động thanh toán tiền trước vì lo sợ lừa đảo. Lúc này bên B sẽ cần ra ngân hàng mở L/C hứa hẹn cam kết thanh toán đầy đủ cho bên A sau khi nhận đủ số lượng hàng.

Ký quỹ bảo lãnh nhằm thực thi hợp đồng

Loại hình này thường chỉ phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, hai bên là bên thầu và nhà đầu tư vì chi phí rất cao, cao hơn nhiều lần so với mở L/C.

Cụ thể lúc này ngân hàng sẽ ra điều lệ cam kết thanh toán cho bên thụ hưởng được nêu rõ trong giấy. Ví dụ bạn là nhà thầu đã trúng gói xây dựng của một bên đầu tư nào đó thì họ sẽ yêu cầu bạn phải ký quỹ để tuân thủ làm việc đúng như trên hợp đồng, hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình xây dựng.

Ký quỹ kinh doanh cho các ngành nghề

Để được phép hoạt động kinh doanh các ngành nghề như: lữ hành, xuất khẩu lao động, bán hàng đa cấp,... bạn bắt buộc phải làm hợp đồng ký quỹ kinh doanh tránh vỡ nợ, phá sản. Mỗi ngành có mức ký khác nhau cũng như phụ thuộc vào ngân hàng mà bạn chọn.

Ví dụ như pháp luật Việt Nam có yêu cầu ký quỹ đối với ngành lữ hành nội địa với số tiền khoảng 250.000.000đ và lữ hành quốc tế đến 500.000.000đ.

Ký quỹ để đảm bảo phát hành thẻ tín dụng

Thông qua những tài sản bảo đảm mà bạn đang có sẽ được ngân hàng làm thẻ tín dụng ký quỹ. Người dùng sẽ dần dần chuyển tiền vào tài khoản này để chứng minh khả năng thanh toán và chi trả được nợ. (Nợ lúc này là khoản tiền đã được cấp sẵn trong thẻ tín dụng).

 Ký quỹ luôn có mặt trong nhiều giao dịch tài chính và hoạt động kinh doanh
Ký quỹ luôn có mặt trong nhiều giao dịch tài chính và hoạt động kinh doanh

Lợi ích của ký quỹ

Khi tiến hành giao dịch ký quỹ tại ngân hàng bạn có thể dùng các đồng tiền khác nhau như: VND, EUR, GBP,... Ngày nay nhiều người đã chọn ký quý vì nó mang lại những lợi ích thiết thực như:

  • Doanh nghiệp có uy tín, dần tạo lập được niềm tin từ khách hàng và đối tác trong hoạt động kinh doanh
  • Quá trình sinh lời vẫn diễn ra khi ký quỹ với một số dư nhất định
  • Hoạt động kinh doanh phát triển thuận lợi, không có nguy cơ vỡ nợ hay nợ xấu cao. Vì thế mà tài chính của công ty cũng được đảm bảo.
Ký quỹ giúp tăng uy tín của doanh nghiệp
Ký quỹ giúp tăng uy tín của doanh nghiệp



Các thủ tục của ký quỹ

Khi muốn ở tài khoản ký quỹ, bạn cần hỏi nghĩ nhân viên giao dịch tại ngân hàng để chuẩn bị giấy tờ liên quan.

Nếu bạn là khách hàng chưa  có tài khoản, bạn sẽ cần:

  • Mở tài khoản trước: giấy tờ đăng ký thông tin mở tài khoản, những hồ sơ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp, hồ sơ chứng minh tư cách pháp lý của doanh nghiệp.
  • Uỷ nhiệm chi

Nếu bạn đã có tài khoản ký quỹ:

  • Hợp đồng ký quỹ
  • Uỷ nhiệm chi trích tiền từ tài khoản không kỳ hạn sang có kỳ hạn

Quy định và lãi suất tiền gửi ký quỹ

Không có quy định chung nào cho tiền gửi ký quỹ vì mỗi loại hình sẽ có yêu cầu riêng và phụ thuộc vào ngân hàng mà bạn chọn thực hiện giao dịch. Vì thế bạn cần bỏ thời gian nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định.

Đối với lãi suất tiền gửi cũng tương tự như vậy. Nếu doanh nghiệp tất toán tài khoản trong hai ngày thì không được hưởng lãi còn thông thường nó sẽ được cộng hàng tháng trong tài khoản vào ngày 25 hằng tháng. Tài khoản có kỳ hạn thì lãi nhập vốn vào thời gian đáo hạn. Đáo hạn là gì và những điều cần biết về đáo hạn?


Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về khái niệm ký quý. Mong rằng bạn sẽ có thêm kiến thức bổ ích cho hoạt động tài chính của cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình.