Hạn mức tín dụng là gì và cách để tăng - giảm hạn mức

Hạn mức tín dụng là gì và cách để tăng - giảm hạn mức

Hạn mức tín dụng là gì chính là điều đầu tiên bạn cần biết khi quyết định sử dụng thẻ tín dụng. Việc quản lý hạn mức thẻ tín dụng tốt sẽ giúp bạn tránh rơi vào tình trạng nợ nần chồng chất. Đồng thời tích lũy được nhiều điểm tín dụng tốt có lợi về sau.

Với tình hình nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao như hiện nay thì thẻ tín dụng chính là công cụ tiện lợi nhất. Nó giải quyết vấn đề thanh toán đơn giản mà không cần mang nhiều tiền mặt. Ngoài ra thẻ tín dụng còn giúp nhiều người giải quyết bài toán tài chính ngay lập tức. Tuy nhiên một trong những điều quan trọng bạn cần biết khi dùng thẻ tín dụng chính là hạn mức tín dụng là gì. 

Hạn mức tín dụng là gì?

Hạn mức tín dụng chính là số tiền tối đa bạn được thanh toán bằng thẻ tín dụng mà không bị phạt. Nói một cách đơn giản khi bạn sử dụng vượt quá hạn mức tín dụng thì có khả năng sẽ trả thêm phí.

Mỗi loại thẻ tín dụng sẽ có hạn mức khác nhau tùy thuộc mục đích của thẻ. Giả sử bạn sở hữu thẻ tín dụng cơ bản thì hạn mức chỉ dưới 100 triệu đồng. Trong khi đó hạn mức có thể lên đến hàng tỷ đồng đối với thẻ tín dụng đen. Ngoài ra khi bạn đăng ký thẻ tín dụng thì hạn mức sẽ được ngân hàng tính toán dựa trên nhiều yếu tố.

Hạn mức tín dụng được ngân hàng quy định dựa trên thu nhập cá nhân, lịch sử tín dụng, tài sản đảm bảo hoặc uy tín của bạn. Ngân hàng sẽ tính toán hạn mức tín dụng sau khi xem xét yếu tố về thu nhập ổn định cũng như khả năng trả nợ. Lịch sử tín dụng cũng được ngân hàng theo dõi để điều chỉnh hạn mức phù hợp. Chính vì vậy cách tốt nhất để được ngân hàng cho hạn mức cao chính là có lịch sử tín dụng tốt.

Sau đây là các yếu tố để ngân hàng tính toán hạn mức tín dụng:

  • Mức lương chuyển khoản qua ngân hàng (thường tương đương 7 - 10 lần lương).
  • Mức lương nhận bằng tiền mặt (thường tương đương 2 - 3 lần lương).
  • Giá trị sổ tiết kiệm, bảo hiểm,ô tô nếu bạn mở thẻ tín dụng theo các hình thức này. Giá trị có thể từ 70% - 90%.
  • Hạn mức còn lại của tiền vay tín chấp hoặc thế chấp đã được ngân hàng phê duyệt.
  • Số lượng, thời gian giao dịch của khách hàng ở hệ thống ngân hàng mở tín dụng. Ngân hàng sẽ đánh giá bạn là khách hàng cao cấp, khách hàng trung thành….
  • Hạn mức thẻ tín dụng đã được cấp ở hệ thống ngân hàng uy tín khác.
  • Thẻ tín dụng phụ dùng chung một hạn mức với thẻ tín dụng chính.

Trong trường hợp các yếu tố dùng để tính toán hạn mức tín dụng có sự thay đổi, bạn có quyền yêu cầu tăng hoặc giảm hạn mức sau một thời gian sử dụng. Tuy nhiên nó đòi hỏi nhiều giấy tờ để bạn chứng minh với ngân hàng. Vì ngân hàng luôn theo dõi do đó bạn cần đảm bảo lịch sử tín dụng của mình tốt (trả tiền đúng thời hạn). Điều này sẽ có lợi cho bạn khi yêu cầu tăng hạn mức.

Hiện nay có 2 loại hạn mức tín dụng: Hạn mức tín dụng cuối kỳ và hạn mức tín dụng trung kỳ. Ngoài ra hạn mức tín dụng của các tổ chức tín dụng chia làm 2 trường hợp:

  • Hạn mức tín dụng được pháp luật quy định.
  • Hạn mức tín dụng do tổ chức tín dụng cùng khách hàng thỏa thuận riêng miễn sao phù hợp quy định pháp luật.

Làm sao để biết hạn mức thẻ tín dụng là bao nhiêu?

Hiểu rõ hạn mức tín dụng để chi tiêu hợp lý

Đối với những trường hợp như thu nhập chưa cao, bạn mới dùng thẻ tín dụng nên chưa có lịch sử tín dụng hoặc còn nợ nhiều thì hạn mức tín dụng sẽ khá thấp. Bởi vì thẻ tín dụng không chỉ là công cụ thanh toán mà còn như một món nợ ngân hàng. Do đó ngân hàng không thể duyệt cho bạn vay quá nhiều nếu các yếu tố để đánh giá uy tín của bạn không cao. Bạn có thể tham khảo các công ty tài chính.

Bạn không thể biết hạn mức tín dụng của mình cho đến khi nộp đơn đăng ký thẻ tín dụng. Trường hợp không hài lòng với hạn mức do ngân hàng đưa ra, bạn có thể yêu cầu hạn mức cao hơn. Trên thực tế hạn mức tín dụng không cố định nên sau thời gian sử dụng, bạn có thể yêu cầu ngân hàng xét duyệt tăng hạn mức. Đôi khi biểu hiện của bạn tốt ngân hàng cũng tự động tăng hạn mức cho bạn.

Hiện nay các tổ chức tài chính cho phép bạn thanh toán hết 100% hạn mức tín dụng. Nhưng đối với trường hợp rút tiền mặt bạn chỉ được rút 50% hạn mức. Đại đa số các ngân hàng hiện không cho bạn sử dụng vượt hạn mức tín dụng. Trường hợp nếu có thì chỉ được trong khoảng tiền cho phép. Ngoài ra nếu muốn sử dụng vượt hạn mức bạn cần có lịch sử tín dụng tốt.

Tăng - giảm hạn mức tín dụng bằng cách nào?

Khi bạn có nhu cầu tiêu dùng cao hơn thì việc tăng hạn mức tín dụng là điều cần thiết. Tuy nhiên ngân hàng chỉ chấp nhận tăng hoặc giảm hạn mức tín dụng khi bạn đáp ứng đủ các điều kiện của họ.

Mỗi ngân hàng hoặc công ty tài chính đều có thủ tục tăng - giảm hạn mức tín dụng khác nhau. Điều bạn cần làm là trình bày với nhân viên ngân hàng và điền yêu cầu tăng - giảm mức hạn mức. Sau đây là những điều kiện và thủ tục cơ bản mà bạn cần biết trước khi yêu cầu tăng hạn mức.

Tăng hạn mức tín dụng

Tăng hạn mức tín dụng đòi hỏi nhiều yếu tố và điều kiện
Tăng hạn mức tín dụng đòi hỏi nhiều yếu tố và điều kiện

Khi yêu cầu tăng hạn mức tín dụng, ngân hàng sẽ xét duyệt các giấy tờ liên quan mức thu nhập, lịch sử tín dụng và tài sản đảm bảo.

Về điều kiện:

  • Thu nhập của bạn phải ngày càng cao hơn. Bạn phải chứng minh được ở thời điểm hiện tại nguồn thu nhập của bạn cao hơn lúc đăng ký thẻ tín dụng. Điều này sẽ giúp cơ hội tăng hạn mức của bạn được cao hơn.
  • Bạn có thể chứng minh cho ngân hàng rằng bạn sở hữu nhiều tài sản giá trị khác: hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, sổ tiết kiệm…..
  • Lịch sử tín dụng tốt là một trong những điều kiện quan trọng giúp ngân hàng tin tưởng và xét duyệt tăng hạn mức cho bạn.

Về thủ tục:

  • Đầu tiên bạn cần có đơn yêu cầu nâng hạn mức tín dụng. Tiếp theo là các giấy tờ chứng minh thu nhập hoặc tài sản đảm bảo có giá trị cao hơn. Ngoài ra bạn cần chuẩn bị bản sao hợp đồng lao động gần nhất và bảng sao kê lương có xác nhận của ngân hàng trong 3 tháng gần đây. Trường hợp thẻ tín dụng làm theo cách ký quỹ thì mang thêm tiền ký quỹ và điền vào đơn tăng hạn mức.
  • Một số ngân hàng còn hỗ trợ bạn tăng hạn mức khi có nhu cầu đột xuất như đi du lịch. Lúc này hạn mức tín dụng chỉ được tăng trong khoảng thời gian ngắn (tối đa 2 tháng) rồi quay trở lại như cũ. Tuy nhiên dịch vụ này chỉ phù hợp cho ai có nhu cầu dùng tiền nhiều hơn hạn mức quy định trong thời gian ngắn. Trường hợp muốn tăng hạn mức lâu dài thì bạn cần tuân thủ đúng quy trình.

Giảm hạn mức tín dụng

Giảm hạn mức tín dụng đơn giản hơn nhưng cần suy nghĩ kỹ càng

Tăng hạn mức thẻ tín dụng thì cần được ngân hàng và các tổ chức tín dụng kiểm duyệt. Nhưng giảm hạn mức tín dụng thì có thủ tục đơn giản hơn nhiều. Bạn chỉ cần báo với ngân hàng bằng cách gọi điện hoặc đến trực tiếp các chi nhánh gần nhà điền mẫu yêu cầu. Sau đó gửi đơn yêu cầu giảm hạn mức tín dụng cho ngân hàng là xong.

Tuy nhiên sẽ có chút phức tạp ở chỗ nếu bạn muốn tăng hạn mức như cũ thì phải làm đủ thủ tục như yêu cầu tăng hạn mức tín dụng. Do đó bạn phải suy nghĩ thật kỹ trước khi tiến hành yêu cầu giảm hạn mức tín dụng.

Chúng tôi vừa giúp bạn giải đáp câu hỏi hạn mức tín dụng là gì cùng những thông tin cơ bản xoay quanh việc tăng - giảm hạn mức. Tùy vào nhu cầu và tình hình tài chính mà bạn có thể chọn tăng hoặc giảm hạn mức sau thời gian sử dụng. Tuy nhiên bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết để tránh mất nhiều thời gian. Đặc biệt là cân nhắc kỹ trước khi quyết định yêu cầu giảm hạn mức tín dụng.