Đảo nợ là gì? Một số thông tin về đảo nợ

Đảo nợ là gì? Một số thông tin về đảo nợ

“Đảo nợ” là một khái niệm đang rất được nhiều người quan tâm. Đây tuy không phải là một khái niệm mới mẻ nhưng vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn đảo nợ với các thuật ngữ khác trong quá trình vay vốn.

Đảo nợ là gì? 

Đảo nợ là một khái niệm rất quen thuộc được sử dụng trong ngành ngân hàng. Nếu như được định nghĩa theo đúng nghĩa đen thì đảo nợ được hiểu một cách đơn giản là hình thức cho giải ngân một hợp đồng mới để trả nợ cho hợp đồng cũ. 

Theo quy chế cho vay vốn của ngân hàng nhà nước, hình thức đảo nợ hoàn toàn bị nghiêm cấm tại các tổ chức tín dụng. Chính vì thế, đảo nợ được định nghĩa lại là việc thực hiện huy động nguồn vốn mới để trả trước một phần hoặc toàn bộ cho khoản nợ cũ đã vay trước đó.

Đảo nợ ngân hàng là gì?

Đảo nợ ngân hàng có thể được hiểu là cách chuyển một khoản vay cũ tại ngân hàng của một cá nhân hay doanh nghiệp khi đã đến hạn trả nợ nhưng vẫn chưa có đủ tiền để trả thành một khoản vay mới. Khoản vay mới này sẽ được vay ngay tại chính ngân hàng này hoặc từ một ngân hàng khác.

Bản chất của hình thức đảo nợ trong ngân hàng là ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng tìm cách trả hết khoản nợ cũ, rồi sau đó vay lại một khoản tiền mới, có thể nói thực chất đây là tiếp tục khoản nợ cũ. Có rất nhiều những chi nhánh ngân hàng đã và đang sử dụng hình thức đảo nợ này để che giấu đi các nợ xấu cũng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Quy định về vay đảo nợ của ngân hàng nhà nước

Trong suốt khoảng thời gian từ năm 1975 đến nay, Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước chưa có bất kỳ quy định rõ ràng nào đề cập trực tiếp đến việc vay đảo nợ, ngay cả trong quy chế cho vay đã được ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.

Đảo nợ bị pháp luật nghiêm cấm nhưng vẫn có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp áp dụng
Đảo nợ bị pháp luật nghiêm cấm nhưng vẫn có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp áp dụng

Trong các quyết định, thông tư sửa đổi và các mục bổ sung cho quy định này cũng chỉ ghi nhận lại về nguyên tắc: “Việc đảo nợ và các tổ chức tín dụng phải được thực hiện theo quy định riêng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam”. Theo Nghị định số 202/2004/NĐ-CP của Chính phủ cũng có đề cập đến việc “Hành vi đảo nợ không theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt”.

Chính vì vậy trên thực tế, đảo nợ vẫn chưa có các cơ sở pháp lý cụ thể và rõ ràng, thậm chí định nghĩa về “đảo nợ” vẫn chưa được ban hành chính thức.  Ngành ngân hàng chỉ tự ngầm hiểu rằng, đảo nợ là cho vay nợ mới để trả nợ cũ.

Cách đảo nợ ngân hàng

Mặc dù các ngân hàng nhà nước nghiêm cấm hình thức đảo nợ, tuy nhiên trên thị trường hiện nay vẫn có rất nhiều các tổ chức và cá nhân lách luật. Những người này sẽ sử dụng thêm một cơ sở trung gian để thực hiện đảo nợ.

Một trong những cách đảo nợ thường được áp dụng nhiều nhất hiện nay là sử dụng nguồn vốn khác (có thể được vay từ bên ngoài, vay nóng, các hình thức tín dụng đen,...) để trả hết khoản nợ đã vay cũ trong ngân hàng. Ngay sau đó, ngân hàng sẽ tiến hành hồ sơ cho vay mới và người vay dùng khoản tiền này để trả lại cho nguồn đã vay bên ngoài.

Với một số doanh nghiệp, các doanh nghiệp thường sẽ thực hiện đảo nợ bằng cách sử dụng một pháp nhân khác đứng tên để vay tiền tại ngân hàng. Sau đó, họ chuyển khoản tiền vay mới này để trả nợ cho khoản vay cũ tại chính ngân hàng này.

Ngoài ra, có một cách đảo nợ khác cũng rất thường được sử dụng chính là người vay chuyển khoản vay cũ tại ngân hàng này sang một ngân hàng khác có lãi suất vay thấp hơn.

Ưu điểm và nhược điểm của đảo nợ

1. Ưu điểm

  • Mặt tích cực đầu tiên của việc đảo nợ phải nói đến chính là nợ của cả ngân hàng và doanh nghiệp sau khi thực hiện đảo nợ vẫn sẽ được xem như nợ tốt. Thậm chí các trường hợp nợ xấu nhiều nhưng vẫn sẽ  được đánh giá là xấu ít.
  • Sau khi đảo nợ, người vay vẫn sẽ được tiếp tục cho vay với lãi suất thấp.
  • Hình thức đảo nợ này sẽ giúp cho các doanh nghiệp hay cá nhân có thể vượt qua được cơn khủng hoảng về tài chính tại một số thời điểm. Điều này về một mặt cũng sẽ có thẻ tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp vượt qua khó khăn và nhanh chóng hoạt động tốt trở lại.

2. Nhược điểm

Đảo nợ có nhiều ưu điểm nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro
Đảo nợ có nhiều ưu điểm nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro

Hình thức đảo nợ ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho cả hai bên khách hàng vay và các tổ chức, ngân hàng cho vay.

  • Rủi ro về mặt trách nhiệm dân sự và hình sự:

Theo các thông tư ban hành, việc vay vốn để trả nợ cho khoản nợ đã vay ngay tại chính ngân hàng đó hoặc ngân hàng khác không được pháp luật cho  phép. Nếu vi phạm, khách hàng vay và ngân hàng cho vay sẽ đều phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật.

Với vẻ bên ngoài, đảo nợ tạo ra cảm giác rằng các khoản nợ đã và đang được hoàn trả rất tốt, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn được giảm xuống nhiều. Tuy nhiên, nếu điều này không được kiểm soát tốt và chặt chẽ có thể sẽ dẫn đến tình trạng nợ xoay vòng khi khách hàng, doanh nghiệp vay không còn khả năng trả nợ, khoản nợ được đảo nợ ngay lập tức sẽ trở thành nợ xấu và gây ra rủi ro cao hơn.

Đảo nợ khiến cho một phần nợ xấu và nợ quá hạn bị che giấu đi. Điều này sẽ khiến các cơ quan quản lý không nắm bắt được tình hình "sức khỏe" thực tế của doanh nghiệp. Từ đó, họ sẽ không phản ánh được đúng chính xác tình hình kinh tế của cả nền kinh tế chung hiện nay.

Đảo nợ là một hình thức vay ngân hàng đang được rất nhiều người áp dụng. Đạo nợ có rất nhiều lợi ích nhưng cũng mang lại rủi ro cao cho cả người vay lẫn ngân hàng. Chính vì vậy, hãy tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ về các hình thức, dịch vụ đảo nợ trên thị trường hiện nay nhé.